Thư Gia-cơ chứa đầy dẫy những lời dậy dỗ khôn ngoan, và có người đã nói rằng đây là kho tàng cho những ai muốn học hỏi về lối sống đạo; cách sống sao cho đẹp lòng Chúa, vui lòng người. Tuy nhiên, đôi khi người đọc cần suy tư sâu xa về một vài cách dùng chữ, hay cách diễn tả tư tưởng. Vì nếu không sẽ rất dễ bị phân tâm rồi lạc hướng.
Lấy câu 1:5 làm thí dụ. Gia-cơ bắt đầu câu đó bằng mệnh đề, “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, …” Đọc đến ba chữ “kém khôn ngoan” thế nào cũng có kẻ phật lòng. Ngày xưa, lúc chưa tin Chúa tôi đã có dịp đọc Kinh Thánh, và khi đọc đến câu này, tôi hơi ngạc nhiên vì sao một tác giả kinh điển viết thư dậy dỗ người đời mà lại thiếu tế nhị. Có ai mà chịu nhận mình là người kém khôn ngoan? Cho dù biết chắc là mình như thế, nhưng cũng ít người chịu công nhận là mình như vậy. Tôi biết có nhiều người đạo đức giả, bề ngoài ăn nói họ có thể tự nhận là kém khôn ngoan, nhưng thật tâm trong lòng thì luôn luôn tự phụ. Nếu người tự phụ đọc đến câu đó, chắc họ sẽ bỏ qua không tiếp tục đọc và tìm hiểu Kinh Thánh nữa.
Nhưng người tự phụ thường đọc lướt qua các câu 3-4, nên không thấy rằng Gia-cơ đang viết cho những người được kêu gọi để “tròn sự nhịn nhục.” Nếu sự nhịn nhục họ được “trọn lành toàn vẹn” thì cho dù Gia-cơ nói họ là người “không” khôn ngoan, họ vẫn vui lòng. Huống chi tác giả đã viết một cách nhẹ nhàng là chỉ “kém” mà thôi.
Có khi nào bạn đọc Kinh Thánh mà thấy một điều gì mình không đồng ý, nên bỏ Kinh Thánh xuống không tiếp tục đọc nữa hay không? Nếu có, tôi khuyên nên ghi nhận là có bất đồng ý kiến tại chỗ đó, nhưng vẫn cứ cởi mở tiếp tục đọc những phần còn lại xem có điểm nào mình có thể đồng ý được hay không. Rồi từ đó suy tư ngược lại chỗ không đồng ý để xem sự khác biệt thuyên giảm được bao nhiêu. Nếu chưa thấy, xin cứ suy tư đến những gì có thể đồng ý được rồi tiếp tục chứ không nên bỏ qua và kết thúc tại đó. Vì nếu kết thúc tại đó, quan niệm của bạn về Kinh Thánh sẽ thiên về mình nhiều hơn là về những gì tác giả mong muốn diễn đạt.
Mỗi khi đọc Kinh Thánh, tôi thường xuyên tự nhủ bằng câu 2 Ti-mô-thê 3:16-17, “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” Xin Chúa ban ơn phước dư dật cho bạn.
Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn,
Mục sư Bùi Thế Hiền
Lấy câu 1:5 làm thí dụ. Gia-cơ bắt đầu câu đó bằng mệnh đề, “Ví bằng trong anh em có kẻ kém khôn ngoan, …” Đọc đến ba chữ “kém khôn ngoan” thế nào cũng có kẻ phật lòng. Ngày xưa, lúc chưa tin Chúa tôi đã có dịp đọc Kinh Thánh, và khi đọc đến câu này, tôi hơi ngạc nhiên vì sao một tác giả kinh điển viết thư dậy dỗ người đời mà lại thiếu tế nhị. Có ai mà chịu nhận mình là người kém khôn ngoan? Cho dù biết chắc là mình như thế, nhưng cũng ít người chịu công nhận là mình như vậy. Tôi biết có nhiều người đạo đức giả, bề ngoài ăn nói họ có thể tự nhận là kém khôn ngoan, nhưng thật tâm trong lòng thì luôn luôn tự phụ. Nếu người tự phụ đọc đến câu đó, chắc họ sẽ bỏ qua không tiếp tục đọc và tìm hiểu Kinh Thánh nữa.
Nhưng người tự phụ thường đọc lướt qua các câu 3-4, nên không thấy rằng Gia-cơ đang viết cho những người được kêu gọi để “tròn sự nhịn nhục.” Nếu sự nhịn nhục họ được “trọn lành toàn vẹn” thì cho dù Gia-cơ nói họ là người “không” khôn ngoan, họ vẫn vui lòng. Huống chi tác giả đã viết một cách nhẹ nhàng là chỉ “kém” mà thôi.
Có khi nào bạn đọc Kinh Thánh mà thấy một điều gì mình không đồng ý, nên bỏ Kinh Thánh xuống không tiếp tục đọc nữa hay không? Nếu có, tôi khuyên nên ghi nhận là có bất đồng ý kiến tại chỗ đó, nhưng vẫn cứ cởi mở tiếp tục đọc những phần còn lại xem có điểm nào mình có thể đồng ý được hay không. Rồi từ đó suy tư ngược lại chỗ không đồng ý để xem sự khác biệt thuyên giảm được bao nhiêu. Nếu chưa thấy, xin cứ suy tư đến những gì có thể đồng ý được rồi tiếp tục chứ không nên bỏ qua và kết thúc tại đó. Vì nếu kết thúc tại đó, quan niệm của bạn về Kinh Thánh sẽ thiên về mình nhiều hơn là về những gì tác giả mong muốn diễn đạt.
Mỗi khi đọc Kinh Thánh, tôi thường xuyên tự nhủ bằng câu 2 Ti-mô-thê 3:16-17, “Cả Kinh thánh đều là bởi Đức Chúa Trời soi dẫn, có ích cho sự dạy dỗ, bẻ trách, sửa trị, dạy người trong sự công bình, hầu cho người thuộc về Đức Chúa Trời được trọn vẹn và sắm sẵn để làm mọi việc lành.” Xin Chúa ban ơn phước dư dật cho bạn.
Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn,
Mục sư Bùi Thế Hiền