Ngày hôm qua Yahoo đăng tin người y tá chăm sóc cho bệnh nhân sốt xuất huyết (Ebola) trên Dallas cũng bị nhiễm trùng và đang được điều trị. Tuy bệnh viện cố gắng giữ kín chi tiết cá nhân của người bệnh, nhưng Yahoo dựa vào danh sách của sở y tế và lời xác nhận của gia đình bệnh nhân nên đã loan tin rằng cô y tá đó là người Việt Nam, 26 tuổi.
Nhiều Cơ-đốc nhân gốc Việt cũng kêu gọi nhau cầu nguyện cho cô. Trong ngày tôi nhận được 4 emails như vậy. Hôm nay cũng có thêm tin là vị bác sĩ Hoa Kỳ nhiễm bệnh và đã được chữa lành đã gởi cho cô máu của mình mong rằng nhờ đó cô có thể phát triển được sức đề kháng mà khỏi bệnh, vì lẽ hiện nay chưa có thuốc trị bệnh này một cách công hiệu. Quả thật nhiều người đã “chịu khổ” để hy vọng người khác được giải cứu. Cô y tá Việt Nam chịu khổ để chăm sóc cho bệnh nhân. Rất có thể cô làm vì trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng rõ ràng vị bác sĩ truyền máu cho cô đã làm vì lòng nhân đạo cứu chữa hàng ngàn bệnh nhân bên Phi Châu. Nhiều năm trước trên Dallas cũng có một vị mục sư của một Hội Thánh lớn bị mắc bệnh Aids vì đã dành thì giờ chăm sóc và truyền giáo cho những người mắc bệnh đó cư ngụ không xa nhà thờ ông quản nhiệm. Không những phải chịu khổ vì bệnh hoạn, mà ông còn phải chịu khổ vì những tiếng đồn thất thiệt và những nghi vấn vô căn cứ.
Bản dịch Truyền Thống dùng chữ “chịu khổ” 34 lần, trong đó 29 lần nói về việc Chúa Jêsus phải chịu khổ vì tội lỗi chúng ta, hay các con dân và tôi tớ Chúa phải chịu khổ vì trung tín trong việc gìn giữ đức tin và truyền bá Tin Lành. Sứ đồ Phi-e-rơ khuyên chúng ta nên tránh “chịu khổ” trong một số trường hợp, và thúc dục chúng ta nên “chịu khổ” trong trường hợp khác. 1 Phi-e-rơ 4:15-16 nói, “Trong anh em chớ có ai chịu khổ như kẻ giết người, như kẻ trộm cướp, như kẻ hung ác, như kẻ thày lay việc người khác. Nhưng nếu có ai vì làm tín đồ Đấng Christ mà chịu khổ, thì đừng hổ thẹn; thà hãy vì danh ấy ngợi khen Đức Chúa Trời là hơn.”
Có bao giờ bạn phải “chịu khổ” vì đức tin của mình hay chưa? Nếu có, xin đọc Gia-cơ đoạn 5. Câu 11 nói rằng chịu khổ như vậy là có phước, và câu 13 khuyên nhưng lúc như thế hãy đến với Chúa trong sự cầu nguyện. Chắc chắn Chúa sẽ giải bày, an ủi, và thêm ơn cho bạn.
Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn,
Mục sư Bùi Thế Hiền
Nhiều Cơ-đốc nhân gốc Việt cũng kêu gọi nhau cầu nguyện cho cô. Trong ngày tôi nhận được 4 emails như vậy. Hôm nay cũng có thêm tin là vị bác sĩ Hoa Kỳ nhiễm bệnh và đã được chữa lành đã gởi cho cô máu của mình mong rằng nhờ đó cô có thể phát triển được sức đề kháng mà khỏi bệnh, vì lẽ hiện nay chưa có thuốc trị bệnh này một cách công hiệu. Quả thật nhiều người đã “chịu khổ” để hy vọng người khác được giải cứu. Cô y tá Việt Nam chịu khổ để chăm sóc cho bệnh nhân. Rất có thể cô làm vì trách nhiệm nghề nghiệp, nhưng rõ ràng vị bác sĩ truyền máu cho cô đã làm vì lòng nhân đạo cứu chữa hàng ngàn bệnh nhân bên Phi Châu. Nhiều năm trước trên Dallas cũng có một vị mục sư của một Hội Thánh lớn bị mắc bệnh Aids vì đã dành thì giờ chăm sóc và truyền giáo cho những người mắc bệnh đó cư ngụ không xa nhà thờ ông quản nhiệm. Không những phải chịu khổ vì bệnh hoạn, mà ông còn phải chịu khổ vì những tiếng đồn thất thiệt và những nghi vấn vô căn cứ.
Bản dịch Truyền Thống dùng chữ “chịu khổ” 34 lần, trong đó 29 lần nói về việc Chúa Jêsus phải chịu khổ vì tội lỗi chúng ta, hay các con dân và tôi tớ Chúa phải chịu khổ vì trung tín trong việc gìn giữ đức tin và truyền bá Tin Lành. Sứ đồ Phi-e-rơ khuyên chúng ta nên tránh “chịu khổ” trong một số trường hợp, và thúc dục chúng ta nên “chịu khổ” trong trường hợp khác. 1 Phi-e-rơ 4:15-16 nói, “Trong anh em chớ có ai chịu khổ như kẻ giết người, như kẻ trộm cướp, như kẻ hung ác, như kẻ thày lay việc người khác. Nhưng nếu có ai vì làm tín đồ Đấng Christ mà chịu khổ, thì đừng hổ thẹn; thà hãy vì danh ấy ngợi khen Đức Chúa Trời là hơn.”
Có bao giờ bạn phải “chịu khổ” vì đức tin của mình hay chưa? Nếu có, xin đọc Gia-cơ đoạn 5. Câu 11 nói rằng chịu khổ như vậy là có phước, và câu 13 khuyên nhưng lúc như thế hãy đến với Chúa trong sự cầu nguyện. Chắc chắn Chúa sẽ giải bày, an ủi, và thêm ơn cho bạn.
Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn,
Mục sư Bùi Thế Hiền