Mời bạn đọc bài viết về phép Báp-têm trong trang Web của Vietchristian.com dưới đây. Bài này dựa theo đoạn Kinh Thánh trong Lu-ca 3:15-22
http://www.vietchristian.com/bhkt/reader.asp?vcid=1,4232
"Phần ta làm phép báp-têm cho các ngươi bằng nước; song có một Đấng quyền phép hơn ta sẽ đến, ta không đáng mở dây giày Ngài. Chính Ngài sẽ làm phép báp-têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa." (Lu-ca 3:16).
Câu hỏi suy gẫm: Phép báp-têm của Giăng có ý nghĩa gì? Tại sao Chúa Giê-xu chịu báp-têm? Thế nào là báp-têm bằng Thánh Linh? Những báp-têm được nói đến trong phân đoạn này có ý nghĩa gì đối với bạn?
Trong Hội Thánh đầu tiên, những người mới tin Chúa khi chịu báp-têm họ được dìm xuống nước ba lần để bày tỏ niềm tin vào Ba Ngôi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Trong phân đoạn này cũng nói đến ba thứ báp-têm, cả ba đều có tác động đến mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời.
Trước hết, báp-têm của Chúa Giê-xu là gương mẫu cho chúng ta. Là môn đồ của Chúa, chúng ta theo Chúa từng bước. Khi Giăng từ chối không chịu làm báp-têm cho Chúa Giê-xu thì Ngài bảo, "Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy" (Ma-thi-ơ 3:15). Khi chịu báp-têm, Chúa muốn bày tỏ cho chúng ta thấy đây là việc làm đúng và cần thiết. Tuy là Con Đức Chúa Trời, vô tội không cần phải ăn năn nhưng Chúa Giê-xu muốn làm gương cho chúng ta. Nếu chúng ta không theo gương Chúa trong bước đầu tiên này làm sao chúng ta có thể theo Chúa trong những bước tiếp theo?
Thứ hai, báp têm bằng nước là lời chứng của chúng ta. Khi chịu báp-têm, Chúa Giê-xu công khai đồng hóa mình với những người Ngài đến để tìm và cứu. Phép báp-têm là chứng cớ bên ngoài bày tỏ tấm lòng cam kết bên trong. Báp-têm là lời chứng về đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Giê-xu là Đấng đã chết và sống lại. Với phép báp-têm, chúng ta công khai tuyên bố Chúa Giê-xu làm chủ đời sống mình. (Rô-ma 6:4).
Thứ ba, báp-têm bằng Thánh Linh là năng lực của chúng ta. Giăng tuyên bố, "Ngài sẽ làm phép báp-têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa" (c.16). Báp-têm bằng Thánh Linh xảy ra khi chúng ta trở lại tin Chúa (I Cô-rinh-tô 6:11; Tít 3:5). Tuy nhiên chúng ta phải tiếp tục đầu phục để được đầy dẫy Thánh Linh (Ê-phê-sô 5:18). Thánh Linh rửa sạch và làm tươi mới đời sống chúng ta. Giống như lửa, Ngài sẽ tinh luyện, thánh hóa chúng ta. Thánh Linh cũng sẽ ban cho chúng ta năng lực để sống đời sống Cơ Đốc.
Đối với chúng ta, cả ba báp-têm đều quan trọng. Noi gương Chúa Giê-xu, chúng ta làm báp-têm bằng nước như là dấu hiệu sự ăn năn, tha tội, chết đi bản tính cũ và sống đời sống mới trong Ngài. Khi tin Chúa, không những chúng ta được báp-têm bằng Thánh Linh nhưng chúng ta cũng hãy khao khát đầy dẫy Thánh Linh để được quyền năng sống xứng đáng là con cái Ngài.
Xin Chúa giúp chúng ta càng đầu phục Ngài để càng được đầy dẫy Thánh Linh và sống một đời sống đắc thắng.
Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn,
Mục sư Bùi Thế Hiền
http://www.vietchristian.com/bhkt/reader.asp?vcid=1,4232
"Phần ta làm phép báp-têm cho các ngươi bằng nước; song có một Đấng quyền phép hơn ta sẽ đến, ta không đáng mở dây giày Ngài. Chính Ngài sẽ làm phép báp-têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa." (Lu-ca 3:16).
Câu hỏi suy gẫm: Phép báp-têm của Giăng có ý nghĩa gì? Tại sao Chúa Giê-xu chịu báp-têm? Thế nào là báp-têm bằng Thánh Linh? Những báp-têm được nói đến trong phân đoạn này có ý nghĩa gì đối với bạn?
Trong Hội Thánh đầu tiên, những người mới tin Chúa khi chịu báp-têm họ được dìm xuống nước ba lần để bày tỏ niềm tin vào Ba Ngôi Đức Chúa Trời là Đức Chúa Cha, Đức Chúa Con và Đức Thánh Linh. Trong phân đoạn này cũng nói đến ba thứ báp-têm, cả ba đều có tác động đến mối liên hệ của chúng ta với Đức Chúa Trời.
Trước hết, báp-têm của Chúa Giê-xu là gương mẫu cho chúng ta. Là môn đồ của Chúa, chúng ta theo Chúa từng bước. Khi Giăng từ chối không chịu làm báp-têm cho Chúa Giê-xu thì Ngài bảo, "Bây giờ cứ làm đi, vì chúng ta nên làm cho trọn mọi việc công bình như vậy" (Ma-thi-ơ 3:15). Khi chịu báp-têm, Chúa muốn bày tỏ cho chúng ta thấy đây là việc làm đúng và cần thiết. Tuy là Con Đức Chúa Trời, vô tội không cần phải ăn năn nhưng Chúa Giê-xu muốn làm gương cho chúng ta. Nếu chúng ta không theo gương Chúa trong bước đầu tiên này làm sao chúng ta có thể theo Chúa trong những bước tiếp theo?
Thứ hai, báp têm bằng nước là lời chứng của chúng ta. Khi chịu báp-têm, Chúa Giê-xu công khai đồng hóa mình với những người Ngài đến để tìm và cứu. Phép báp-têm là chứng cớ bên ngoài bày tỏ tấm lòng cam kết bên trong. Báp-têm là lời chứng về đức tin của chúng ta nơi Đức Chúa Giê-xu là Đấng đã chết và sống lại. Với phép báp-têm, chúng ta công khai tuyên bố Chúa Giê-xu làm chủ đời sống mình. (Rô-ma 6:4).
Thứ ba, báp-têm bằng Thánh Linh là năng lực của chúng ta. Giăng tuyên bố, "Ngài sẽ làm phép báp-têm cho các ngươi bằng Đức Thánh Linh và bằng lửa" (c.16). Báp-têm bằng Thánh Linh xảy ra khi chúng ta trở lại tin Chúa (I Cô-rinh-tô 6:11; Tít 3:5). Tuy nhiên chúng ta phải tiếp tục đầu phục để được đầy dẫy Thánh Linh (Ê-phê-sô 5:18). Thánh Linh rửa sạch và làm tươi mới đời sống chúng ta. Giống như lửa, Ngài sẽ tinh luyện, thánh hóa chúng ta. Thánh Linh cũng sẽ ban cho chúng ta năng lực để sống đời sống Cơ Đốc.
Đối với chúng ta, cả ba báp-têm đều quan trọng. Noi gương Chúa Giê-xu, chúng ta làm báp-têm bằng nước như là dấu hiệu sự ăn năn, tha tội, chết đi bản tính cũ và sống đời sống mới trong Ngài. Khi tin Chúa, không những chúng ta được báp-têm bằng Thánh Linh nhưng chúng ta cũng hãy khao khát đầy dẫy Thánh Linh để được quyền năng sống xứng đáng là con cái Ngài.
Xin Chúa giúp chúng ta càng đầu phục Ngài để càng được đầy dẫy Thánh Linh và sống một đời sống đắc thắng.
Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn,
Mục sư Bùi Thế Hiền