Khi nghe nói, “Hết thuốc chữa,” người ta thường nghĩ ngay đến những bệnh nhân mà bác sĩ đã dùng hết phương cách nhưng vẫn không chạy chữa được. Đôi khi bác sĩ không cần nói gì cả, chỉ nhìn vào mắt thân nhân rồi lắc đầu cũng nói lên câu này. Kinh Thánh cũng có câu tương tự. Hơn một trăm năm sau khi vương quốc Y-sơ-ra-ên bị A-si-ri tiêu diệt và đồng hóa, Giu-đa cũng bị rơi vào tay Ba-by-lôn, và dân Chúa phải bị lưu đày. Chỉ vì họ đã không vâng lời Chúa theo như các tiên tri Ngài truyền cho. Kinh Thánh ghi lại: “Giê-hô-va Đức Chúa Trời của tổ phụ chúng, vì có lòng thương xót dân sự và đền của Ngài; nên hằng sai sứ giả đến cùng chúng; nhưng chúng nhạo báng sứ giả của Đức Chúa Trời, khinh bỉ các lời phán Ngài, cười nhạo những tiên tri của Ngài, cho đến nỗi cơn thạnh nộ của Đức Giê-hô-va nổi lên cùng dân sự Ngài, chẳng còn phương chữa được” (2 Sử Ký 36:15-16).
Nhưng như câu Kinh Thánh trên nói Đức Chúa Trời có lòng thương xót dân sự và đền của Ngài, Chúa sẽ không bắt họ bị lưu đày mãi mãi, mà sau bảy mươi năm, Ngài cho dân sự Chúa trở về xây dựng lại thành trì, nhà cửa, và đền thánh của Ngài. Tình yêu thương của Chúa bền vững, trải dài trọn thời gian. Những gì chúng ta thấy và đọc chỉ là giai đoạn. Để hiểu Chúa cách trọn vẹn, chúng ta phải nhìn công việc Ngài từ đến cuối cùng của đức tin cội rễ : phải nhìn vào Chúa Jêsus (Hê-bơ-rơ 12:2).
Chúng ta nhìn thấy Chúa Jêsus hạ sinh trong máng cỏ nghèo hèn. Rồi chúng ta thấy Ngài dậy dỗ cách quyền năng, làm những dấu kỳ phép lạ bày tỏ Ngài là Đấng từ Đức Chúa Trời đến. Và chúng ta thấy Chúa phải chịu chết trên thập tự giá cách đau khổ nhục nhã nhất. Nhưng ngay sau đó chúng ta lại thấy Chúa sống lại cách vinh quang và thăng thiên trở về ngôi vinh hiển của Ngài. Trước khi rời thế gian, Chúa Jêsus hứa rằng Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết. Kinh Thánh nói rằng hy vọng gặp lại Chúa khi Ngài trở lại là hy vọng phước hạnh.
Tôi hy vọng bạn có hy vọng phước hạnh đó. Là môn đồ Chúa Jêsus, chúng ta có nhiều điều giống Chúa. Lắm khi chúng ta được hanh thông trong mọi việc, và đôi khi thử thách cũng xảy ra. Dù thế nào đi nữa, xin bạn cứ trông cậy nơi lòng thương xót của Đức Chúa Trời để không bao giờ Chúa phải nói “chẳng còn phương chữa được” với mình.
Mỗi khi cầu nguyện, xin bạn nhớ đến các anh chị em trong Hội Thánh Sugar Land và chúng tôi. Xin Chúa cho tất cả mọi người luôn nắm vững niềm hy vọng phước hạnh.
Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn,
Mục sư Bùi Thế Hiền
Nhưng như câu Kinh Thánh trên nói Đức Chúa Trời có lòng thương xót dân sự và đền của Ngài, Chúa sẽ không bắt họ bị lưu đày mãi mãi, mà sau bảy mươi năm, Ngài cho dân sự Chúa trở về xây dựng lại thành trì, nhà cửa, và đền thánh của Ngài. Tình yêu thương của Chúa bền vững, trải dài trọn thời gian. Những gì chúng ta thấy và đọc chỉ là giai đoạn. Để hiểu Chúa cách trọn vẹn, chúng ta phải nhìn công việc Ngài từ đến cuối cùng của đức tin cội rễ : phải nhìn vào Chúa Jêsus (Hê-bơ-rơ 12:2).
Chúng ta nhìn thấy Chúa Jêsus hạ sinh trong máng cỏ nghèo hèn. Rồi chúng ta thấy Ngài dậy dỗ cách quyền năng, làm những dấu kỳ phép lạ bày tỏ Ngài là Đấng từ Đức Chúa Trời đến. Và chúng ta thấy Chúa phải chịu chết trên thập tự giá cách đau khổ nhục nhã nhất. Nhưng ngay sau đó chúng ta lại thấy Chúa sống lại cách vinh quang và thăng thiên trở về ngôi vinh hiển của Ngài. Trước khi rời thế gian, Chúa Jêsus hứa rằng Ngài sẽ trở lại để xét đoán kẻ sống và kẻ chết. Kinh Thánh nói rằng hy vọng gặp lại Chúa khi Ngài trở lại là hy vọng phước hạnh.
Tôi hy vọng bạn có hy vọng phước hạnh đó. Là môn đồ Chúa Jêsus, chúng ta có nhiều điều giống Chúa. Lắm khi chúng ta được hanh thông trong mọi việc, và đôi khi thử thách cũng xảy ra. Dù thế nào đi nữa, xin bạn cứ trông cậy nơi lòng thương xót của Đức Chúa Trời để không bao giờ Chúa phải nói “chẳng còn phương chữa được” với mình.
Mỗi khi cầu nguyện, xin bạn nhớ đến các anh chị em trong Hội Thánh Sugar Land và chúng tôi. Xin Chúa cho tất cả mọi người luôn nắm vững niềm hy vọng phước hạnh.
Hãy vui mừng trong Chúa luôn luôn,
Mục sư Bùi Thế Hiền